Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và mạng máy tính, việc sở hữu những chứng chỉ quốc tế uy tín không chỉ là lợi thế mà còn là yêu cầu bắt buộc để thăng tiến trong sự nghiệp. Trong số đó, chứng chỉ CCNA (Cisco Certified Network Associate) được đánh giá là một trong những chứng chỉ mạng cơ bản, quan trọng nhất dành cho những ai đang hoặc sẽ làm việc trong lĩnh vực công nghệ mạng. Vậy chứng chỉ CCNA là gì? Tại sao nên sở hữu chứng chỉ này và cần lưu ý gì khi thi? Hãy cùng VTI Academy tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây.
Chứng chỉ CCNA là gì?
CCNA là chứng chỉ quốc tế được cấp bởi Cisco Systems – tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới chuyên về thiết bị mạng, viễn thông. Chứng chỉ này chứng nhận năng lực chuyên môn của cá nhân trong việc cài đặt, cấu hình, vận hành và xử lý các sự cố liên quan đến hệ thống mạng.
Chương trình CCNA được thiết kế để kiểm tra khả năng cài đặt, cấu hình, vận hành, xử lý các sự cố mạng. Chứng chỉ này tập trung vào kiến thức thực tiễn, giúp bạn làm quen với các thiết bị mạng phổ biến như router, switch và các công nghệ như IPv4, IPv6, VLAN, bảo mật cơ bản…
Các lĩnh vực chính mà CCNA bao gồm là:
- Routing and Switching: Cấu hình định tuyến và chuyển mạch.
- Security: Các nguyên tắc và kỹ thuật bảo mật mạng cơ bản.
- Wireless Networking: Mạng không dây và công nghệ kết nối không dây.
- IoT (Internet of Things): Mạng lưới kết nối các thiết bị thông minh.
- Cloud Networking: Mạng trên nền tảng đám mây.
Với phạm vi bao phủ rộng, CCNA không chỉ giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc mà còn hỗ trợ việc tiếp cận các xu hướng công nghệ mạng mới nhất.
Thi chứng chỉ CCNA ở đâu?
Bạn có thể thi chứng chỉ CCNA tại các trung tâm ủy quyền của Cisco trên toàn cầu. Ở Việt Nam, bạn có thể tìm đến các trung tâm thi được Cisco chỉ định như: các trung tâm đào tạo CNTT quốc tế, các học viện mạng Cisco, Pearson VUE (một công ty uy tín chuyên tổ chức các kì thi chứng chỉ lớn)
Ngoài ra, Cisco cung cấp tùy chọn thi trực tuyến, cho phép bạn tham gia kỳ thi từ bất cứ đâu miễn là đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và giám sát. Điều này mang lại sự linh hoạt, đặc biệt hữu ích cho những người bận rộn hoặc sống ở khu vực không có trung tâm thi.
Chứng chỉ CCNA có thời hạn bao lâu?
Một điều quan trọng cần biết là chứng chỉ CCNA có thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp. Sau thời gian này, bạn cần thi lại để gia hạn hoặc tham gia thi các chứng chỉ cấp cao hơn như CCNP hoặc CCIE để duy trì giá trị.
Lý do Cisco giới hạn thời gian hiệu lực của chứng chỉ là để đảm bảo kiến thức và kỹ năng của người sở hữu luôn cập nhật với những thay đổi mới trong ngành. Ngành công nghệ mạng luôn thay đổi, phát triển không ngừng, nên việc tái thi giúp bạn luôn làm mới bản thân và không bị tụt hậu.
Tại sao nên lấy chứng chỉ CCNA?
Sở hữu chứng chỉ CCNA không chỉ là một cách khẳng định năng lực cá nhân mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. 4 lý do lớn mà bạn không nên bỏ qua chứng chỉ này đó là: chứng minh kiến thức chuyên môn, cơ hội nghề nghiệp rộng mở, mức lương hấp dẫn và khả năng thích ứng với công nghệ mới.
Chứng minh kiến thức chuyên môn
CCNA được thiết kế để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của bạn trong việc xử lý hệ thống mạng. Nội dung học bao gồm các kiến thức cơ bản đến nâng cao như:
- Cấu hình và xử lý sự cố mạng IP.
- Sử dụng các giao thức định tuyến như OSPF, EIGRP.
- Bảo mật, tối ưu hóa mạng.
Chứng chỉ CCNA là minh chứng rõ ràng nhất cho việc bạn có đủ năng lực thực hiện các công việc liên quan đến quản trị mạng, một yếu tố rất quan trọng khi nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên, thích ứng với xu hướng công nghệ mới…
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Các doanh nghiệp hiện nay không thể hoạt động hiệu quả mà không có hệ thống mạng ổn định và bảo mật. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các vị trí như kỹ sư mạng, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật, hay quản trị hệ thống mạng luôn ở mức cao.
Với chứng chỉ CCNA, bạn dễ dàng đáp ứng yêu cầu của các vị trí này. Thậm chí, CCNA còn giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác trong các cuộc phỏng vấn và tăng khả năng trúng tuyển.
Mức lương hấp dẫn
Theo thống kê, các vị trí công việc yêu cầu chứng chỉ CCNA thường đi kèm với mức lương cao hơn so với mặt bằng chung. Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm cho kỹ sư mạng có chứng chỉ CCNA dao động từ 10 – 25 triệu đồng/tháng.
Nếu làm việc tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, hoặc Singapore, mức lương trung bình cho các chuyên gia mạng có chứng chỉ CCNA có thể đạt 50.000 – 80.000 USD/năm, thậm chí cao hơn với các vị trí quản lý hoặc kỹ sư cao cấp.
Thích ứng với xu hướng công nghệ mới
Ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính, không ngừng thay đổi và phát triển. Những khái niệm mới như mạng ảo hóa, IoT, bảo mật mạng nâng cao ngày càng trở nên quan trọng.
Chương trình học và nội dung thi CCNA được Cisco cập nhật liên tục để phù hợp với các xu hướng mới này, đảm bảo bạn luôn được trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp.
Chứng chỉ CCNA không chỉ là một minh chứng về năng lực cá nhân mà còn là bước đệm quan trọng giúp bạn xây dựng sự nghiệp vững chắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với nhu cầu nhân lực mạng ngày càng tăng cao, việc sở hữu CCNA là một khoản đầu tư thông minh cho tương lai. Nếu các bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến CNTT thì đừng quên tham vào vào kênh chat của học viện để không bỏ lỡ nhé!