DevOps là gì? Tất tần tật về DevOps mà bạn chưa biết

Trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, khái niệm DevOps là gì ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và chuyên gia IT. DevOps không chỉ là một phương pháp làm việc mà còn là chiến lược quan trọng giúp tối ưu hóa quy trình phát triển phần mềm và vận hành hệ thống. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về DevOps, công việc của một chuyên viên DevOps, mức lương hấp dẫn và những tiêu chí tuyển dụng, VTI Academy sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện trong bài viết dưới đây.

DevOps là gì?

DevOps là sự kết hợp giữa “Development” và “Operations” nhằm mục tiêu cải thiện sự phối hợp giữa các nhóm phát triển phần mềm và vận hành hệ thống. Triết lý DevOps nhấn mạnh vào tăng cường tính tự động, liên tục tích hợp (CI), liên tục triển khai (CD) và khả năng giao tiếp hiệu quả giữa các bộ phận.

Mục tiêu chính của DevOps là rút ngắn chu kỳ phát triển phần mềm, từ giai đoạn viết mã đến khi sản phẩm được triển khai trên môi trường thực tế, đồng thời đảm bảo chất lượng và độ ổn định của hệ thống. DevOps không chỉ là một bộ công cụ, mà còn là một văn hóa, nơi các đội ngũ làm việc chặt chẽ hơn để giảm thiểu các xung đột và tăng năng suất.

DevOps là làm gì?

Công việc của DevOps là đảm bảo mọi quy trình vận hành được tối ưu hóa, từ khi viết dòng mã đầu tiên đến khi sản phẩm được triển khai trong môi trường thực tế. Với vai trò đa nhiệm, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, DevOps đang trở thành một vị trí không thể thiếu trong các dự án công nghệ hiện đại.

Dưới đây là những nhiệm vụ chính mà một chuyên viên DevOps thường đảm nhiệm:

  • Quản lý hạ tầng và tài nguyên hệ thống: DevOps chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì các môi trường phát triển, kiểm thử, và triển khai trên nền tảng vật lý hoặc đám mây như AWS, Azure, hoặc Google Cloud.
  • Tự động hóa quy trình: Triển khai các công cụ CI/CD như Jenkins, GitLab CI/CD, hoặc CircleCI để tự động hóa quá trình tích hợp mã nguồn và triển khai sản phẩm, giảm thiểu lỗi con người và tăng hiệu suất làm việc.
  • Theo dõi và giám sát hệ thống: Sử dụng các công cụ giám sát như Prometheus, Grafana, hoặc New Relic để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, phát hiện sớm và khắc phục các sự cố.
  • Bảo mật hệ thống: Áp dụng các biện pháp bảo mật như kiểm tra lỗ hổng, quản lý truy cập, mã hóa dữ liệu để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống.
  • Tối ưu hóa hiệu suất: Phân tích các quy trình, tìm kiếm những điểm nghẽn và đề xuất giải pháp để cải thiện hiệu suất của hệ thống và quy trình làm việc.
  • Hỗ trợ và đào tạo: DevOps cũng có nhiệm vụ hướng dẫn các thành viên khác trong nhóm sử dụng công cụ và quy trình mới, từ đó tăng tính đồng bộ và hiệu quả.

Mức lương DevOps là bao nhiêu?

Mức lương của một chuyên viên DevOps thường giao động từ 15.000.000 – 80.000.000đ/tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng, công ty làm việc và khu vực địa lý.

Chi tiết mức lương DevOps

  • Junior DevOps (0-2 năm kinh nghiệm): Mức lương khởi điểm dao động từ 15-25 triệu VNĐ/tháng tại Việt Nam. Ở thị trường quốc tế, con số này có thể đạt 50,000 – 70,000 USD/năm.
  • Mid-level DevOps (2-5 năm kinh nghiệm): Thu nhập trung bình từ 25-40 triệu VNĐ/tháng. Tại các công ty công nghệ lớn, mức lương có thể vượt 100,000 USD/năm.
  • Senior DevOps (trên 5 năm kinh nghiệm): Thu nhập có thể đạt 50-80 triệu VNĐ/tháng, và ở các thị trường quốc tế, có thể vượt 150,000 USD/năm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương

  • Kinh nghiệm làm việc: Kỹ năng và thời gian làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của bạn, kinh nghiệm càng nhiều, thu nhập càng cao.
  • Kỹ năng chuyên môn: Kiến thức về các công cụ như Docker, Kubernetes, Jenkins là yếu tố tăng giá trị của bạn.
  • Chứng chỉ: Các chứng chỉ như AWS Certified DevOps Engineer, Microsoft Azure DevOps Expert sẽ giúp bạn tăng sức cạnh tranh với các ứng viên khác.
  • Quy mô doanh nghiệp: Làm việc tại các công ty quốc tế thường có mức lương cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa.
  • Vị trí địa lý: Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hoặc làm việc remote cho công ty nước ngoài, mức lương thường cao hơn.

7 tiêu chí tuyển dụng DevOps Engineer

Tuyển dụng một DevOps Engineer phù hợp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình phát triển phần mềm và vận hành hệ thống. Dưới đây là 7 tiêu chí quan trọng mà các bạn nên lưu ý:

Kỹ năng kỹ thuật vững vàng

Một DevOps Engineer cần thành thạo nhiều công cụ và nền tảng như Docker, Kubernetes, Terraform, hoặc các nền tảng cloud như AWS, Azure, và Google Cloud. Bạn cần hiểu rõ về quản lý hệ điều hành, thiết kế mạng, và các công cụ CI/CD để tối ưu hóa quy trình tự động hóa.

Khả năng lập trình và Scripting

Lập trình không chỉ giúp DevOps Engineer tự động hóa quy trình mà còn hỗ trợ xử lý các tình huống đặc biệt trong môi trường hệ thống phức tạp. Các ngôn ngữ phổ biến mà bạn nên biết bao gồm Python, Ruby, Bash, và Go.

Tư duy hệ thống và quản lý vận hành

DevOps cần hiểu sâu về cách các thành phần trong hệ thống tương tác với nhau. Kinh nghiệm về quản lý server, tối ưu hóa tài nguyên và bảo mật là điều cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

DevOps thường xuyên đối mặt với các lỗi hoặc vấn đề không dự đoán trước. Bạn cần tư duy phản biện và khả năng phân tích sâu để đưa ra giải pháp nhanh chóng và hiệu quả.

Kiến thức bảo mật

DevOps Engineer cần đảm bảo rằng các ứng dụng và hệ thống được xây dựng trên cơ sở an toàn. Họ phải hiểu về quản lý quyền truy cập, mã hóa dữ liệu, bảo vệ API và các tiêu chuẩn bảo mật thông tin như ISO 27001 hoặc GDPR.

Khả năng làm việc theo đội nhóm

Trong mô hình DevOps, sự phối hợp giữa đội phát triển và đội vận hành là rất quan trọng. Một DevOps Engineer cần kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm hiệu quả để thúc đẩy sự hợp tác và cải thiện hiệu suất làm việc chung.

Tư duy linh hoạt và học hỏi không ngừng

Với sự thay đổi liên tục của công nghệ, DevOps cần luôn cập nhật kiến thức mới. Họ nên chủ động nghiên cứu và thử nghiệm các công cụ, kỹ thuật mới để cải thiện quy trình vận hành và phát triển.

Đọc đến đây chắc các bạn đã biết DevOps là gì rồi đúng không nào? Nếu các bạn còn có thắc mắc nào nữa liên quan đến Devops nữa thì comment xuống bên dưới để chúng mình giải đáp nhé!


Posted

in

by

Tags: