Học công nghệ thông tin có khó không? Không biết gì về máy tính có nên học CNTT?

Ngày nay, công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề được săn đón hàng đầu với mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn băn khoăn liệu học công nghệ thông tin có khó không, nhất là khi chưa từng có nền tảng kiến thức về máy tính. Bài viết này, VTI Academy sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc, đồng thời gợi ý một số yếu tố giúp việc học trở nên dễ dàng hơn, địa chỉ học uy tín để bắt đầu con đường này.

Học công nghệ thông tin có khó không?

Học công nghệ thông tin không khó khi bạn thực sự đủ đam mê, sự cố gắng, kiên nhẫn. Nếu bạn đã mong muốn gắn bó với ngành này thì đừng ngại những khó khăn ban đầu. Dưới đây là những trở ngại mà nhiều người học thường gặp phải và cách vượt qua.

Những khó khăn thường gặp

  • Kiến thức nền tảng phức tạp: Công nghệ thông tin bao gồm nhiều lĩnh vực như lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, bảo mật… Để hiểu được cách hoạt động và sử dụng các công nghệ này, bạn cần thời gian để làm quen, hiểu các khái niệm mới, các thuật toán phức tạp, cách vận hành của máy tính.
  • Tư duy logic và toán học: Trong công nghệ thông tin, tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề là rất cần thiết, đặc biệt khi bạn bắt đầu học lập trình. Các thuật toán, cấu trúc dữ liệu, mã nguồn không chỉ yêu cầu bạn hiểu lý thuyết mà còn biết cách áp dụng vào thực tiễn.
  • Yêu cầu tính kiên trì: Lĩnh vực này liên tục thay đổi, cập nhật. Những người học công nghệ thông tin cần không ngừng rèn luyện, tự cập nhật kiến thức để bắt kịp các xu hướng mới, công nghệ hiện đại.
  • Khả năng tự học và tự nghiên cứu: Đặc trưng của công nghệ thông tin là nguồn tài liệu, tài nguyên rất phong phú, đa dạng. Bạn cần biết cách tìm hiểu, phân loại, sử dụng tài liệu phù hợp với mục tiêu học tập của mình.

Cách vượt qua những khó khăn này

  • Học cách suy nghĩ logic từ cơ bản: Đối với những bạn mới, có thể bắt đầu từ các bài tập đơn giản về tư duy logic, như giải quyết các bài toán cơ bản hoặc học về các thuật toán dễ hiểu. Điều này sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc trước khi bắt đầu với lập trình và các khái niệm phức tạp hơn.
  • Sử dụng tài liệu học tập trực tuyến: Hiện nay có rất nhiều khóa học online về công nghệ thông tin, giúp bạn có thể học bất cứ lúc nào và ở đâu. Những nền tảng như Coursera, Udacity, hay các tài liệu miễn phí trên GitHub, Stack Overflow sẽ là nguồn tài liệu quý giá.
  • Tham gia cộng đồng học tập: Tham gia vào các nhóm học tập công nghệ thông tin trên mạng xã hội, diễn đàn lập trình để được hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm. Họ có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc, đưa ra lời khuyên, truyền động lực khi gặp khó khăn.
  • Luyện tập thường xuyên: Công nghệ thông tin là ngành đòi hỏi thực hành nhiều. Việc viết code đều đặn, tham gia các dự án nhỏ hoặc giải quyết các bài toán lập trình sẽ giúp bạn hiểu và nhớ lâu hơn.

Không biết gì về máy tính có nên học công nghệ thông tin không?

Câu trả lời là có và đây là một lĩnh vực bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ con số 0 nếu có quyết tâm và đam mê. Dưới đây là một số yếu tố giúp việc học công nghệ thông tin trở nên dễ dàng hơn cho những người mới.

  • Nền tảng học tập đa dạng và dễ tiếp cận: Công nghệ phát triển nhanh chóng giúp việc học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể tiếp cận kiến thức từ các khóa học trực tuyến, video hướng dẫn trên YouTube, tài liệu trên các diễn đàn như Stack Overflow, Reddit…
  • Các công cụ học tập hỗ trợ: Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ việc học lập trình từ cơ bản đến nâng cao như Codeacademy, LeetCode hay Visual Studio Code. Các công cụ này giúp bạn dễ dàng viết, kiểm tra mã nguồn một cách trực quan, hỗ trợ tối ưu việc học lập trình và các kỹ năng kỹ thuật khác.
  • Cộng đồng hỗ trợ: Các cộng đồng công nghệ thông tin trên toàn cầu rất phát triển và luôn sẵn lòng giúp đỡ người mới. Bạn có thể tham gia các nhóm trên Facebook, LinkedIn, hay các diễn đàn chuyên về lập trình để kết nối, trao đổi kinh nghiệm với những người cùng đam mê.
  • Có thể bắt đầu với khóa học cơ bản: Đối với những bạn chưa biết gì về máy tính, có thể bắt đầu với các khóa học nền tảng về tin học, kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản hoặc ngôn ngữ lập trình đơn giản như Python, Java để dần xây dựng kiến thức nền vững chắc.

Nên học công nghệ thông tin ở đâu?

Lựa chọn nơi học công nghệ thông tin uy tín là yếu tố quan trọng, bởi một cơ sở đào tạo chất lượng không chỉ mang lại kiến thức mà còn giúp bạn hình thành kỹ năng và cơ hội thực hành thực tế. Và VTI Academy là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn bắt đầu hoặc nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin.

Học viện tự hào là địa chỉ uy tín cung cấp các khóa học công nghệ thông tin bài bản, chất lượng. Tại VTI Academy, bạn sẽ được học tập từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành với phương pháp giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Các khóa học tại đây không chỉ phù hợp cho người mới bắt đầu mà còn có các chương trình nâng cao cho những ai muốn phát triển sâu hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

  • Chương trình đào tạo đa dạng: Tại VTI Academy, bạn có thể lựa chọn các khóa học từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm lập trình, trí tuệ nhân tạo, quản trị hệ thống, phân tích dữ liệu và nhiều lĩnh vực khác trong công nghệ thông tin.
  • Học từ thực tiễn: Các khóa học đều được xây dựng bám sát yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, giúp học viên dễ dàng áp dụng kiến thức vào công việc.
  • Đội ngũ giảng viên tận tâm: Các mentor là những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, luôn hỗ trợ học viên 24/7 nhiệt tình.
  • Cơ hội kết nối với các doanh nghiệp: VTI Academy có liên kết với nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, tạo điều kiện cho học viên thực tập và tìm kiếm cơ hội việc làm ngay khi hoàn thành khóa học.
  • Cam kết đầu ra: Học viện luôn cam kết việc làm hoặc giới thiệu việc làm tới 100% học viên.

Chắc hẳn đọc đến đây các bạn đã có thể trự mình trả lời được câu hỏi “học công nghệ thông tin có khó không?” rồi đúng không nào. Đừng quên theo dõi học viện và truy cập vào kênh chat VTI Academy để nhận tài liệu miễn phí, xem thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến IT nữa nhé


Posted

in

by

Tags: